Bắt đầu ăn dặm nên ăn gì – Dễ hiểu cho người mới bắt đầu

Khởi đầu một việc bao giờ cũng khó và điều này cũng đúng với cho trẻ ăn dặm. Cha mẹ sẽ băn khoăn không biết nên cho con ăn gì? Đặc hay lỏng? Bao nhiêu? Vậy hãy để bài viết giúp bạn trong vấn đề bắt đầu ăn dặm nên ăn gì nhé!

Bắt đầu ăn dặm cần lưu ý gì

Vài kiến thức cần thiết

  • Nên cho trẻ ăn dặm lúc 6 tháng và không sớm hơn 4 tháng.
  • Bắt đầu với thức ăn mềm, lượng ít; sau đó tăng lên về tần suất và số lượng.
  • Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bạn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ VÀ phối hợp đa dạng các loại thức ăn.
  • Ăn dặm cũng là một cơ hội để học hỏi, hãy để trẻ tự do khám phá thực phẩm. Bạn không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn.

Tầm nhìn khi cho con ăn dặm

  • Mục tiêu của giai đoạn đầu là để trẻ tập làm quen và khám phá thức ăn (mùi vị, màu sắc, kết cấu), không nhấn mạnh về số lượng.
  • Khi trẻ đã quen dần, bạn hướng đến việc cho con dùng đa dạng các loại thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Xa hơn thế, bạn cũng muốn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
  • Đọc thêm: Nên chọn ăn dặm truyền thống hay ăn dặm BLW cho con, để hiểu về hai phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhé.

Bắt đầu ăn dặm truyền thống hay BLW

Với ăn dặm truyền thống, ba mẹ đút con ăn bằng thìa. Như vậy bạn phải chuẩn bị một phần ăn riêng cho con. Tuy nhiên, cha mẹ có thể yên tâm hơn về lượng thức ăn con nhận được. Đút con ăn cũng nhanh chóng, chủ động về thời gian và ít lấm bẩn.

Với BLW, trẻ được khuyến khích tự ăn những gì có thể cầm nắm được trong tay. BLW giúp trẻ khám phá thực phẩm, chủ động ăn dựa vào sự no – đói và yêu thích. Trẻ là người chủ động (không bị ép ăn) nên cha mẹ cảm thấy linh hoạt và thoả mái hơn.

Hiện nay không có bằng chứng khoa học để kết luận một cách chắc chắn về ăn dặm truyền thống hay BLW. Do đó, Không có đáp án đúng sai trong việc lựa chọn giữa hai cách trên.

Bắt đầu ăn dặm nên ăn gì

Gợi ý chế biến thức ăn sao cho trẻ có thể cầm được trong tay (Nguồn: A guide to weaning - NHS)

Nên ăn nhóm thực phẩm nào

Về mùi vị thức ăn

Trẻ không nên ăn thực phẩm thêm muối và đường (hoặc nước thịt). Lượng muối quá nhiều không tốt cho thận của trẻ. Đường quá nhiều cũng dễ gây sâu răng. Bắt đầu với những món ăn không quá ngọt (như bông cải, súp lơ, rau bina) để giúp trẻ làm quen với nhiều mùi vị hơn là chỉ thích vị ngọt (như cà rốt). Điều này sẽ ngăn trẻ trở nên kén ăn khi lớn lên.

Bông cải nên được giới thiệu trước vì ít ngọt hơn, bạn luộc chín và nghiền nhỏ rau như trên (Nguồn: A guide to weaning - NHS)

Về nhóm thực phẩm

Trẻ lớn hơn 6 tháng có thể ăn các loại thực phẩm như

Bạn nấu thật mềm để trẻ dễ ăn. Hấp rau củ là cách chế biến giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn có thể nghiền nhỏ (đút bằng thìa) hoặc thái thành sợi dễ cầm (BLW). Trẻ có thể ăn nhiều loại rau khác nhau (ngay cả loại có vị đắng).

  • Bông cải.
  • Củ cải.
  • Ớt ngọt.
  • Đậu hà lan.
  • Súp lơ trắng.
  • Rau bina.
  • Đậu xanh.
  • Măng tây.
  • Cải xoăn.
  • Cà rốt.
  • Bí ngô.
  • Bơ.

Hãy chọn các loại quả mềm (quả cứng cần nấu mềm để trẻ dễ ăn). Rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và các phần cứng. Bạn có thể nghiền nát hoặc cắt thành mẫu sao để trẻ dễ cầm. Bạn cần chú ý những loại quả nhỏ tròn như nho và nhãn dễ gây mắc nghẹn.

  • Chuối
  • Quả kiwi
  • Cam
  • Táo
  • Dâu tây
  • Trái dứa
  • Đu đủ
  • Dưa
  • Mận

Vẫn như trên, bạn nên nấu chín, nghiền nát hoặc cắt thành mẫu nhỏ sao cho trẻ cầm được. Ngũ cốc có thể trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

  • Khoai tây.
  • Khoai lang.
  • Cơm.
  • Mì ống.
  • Cháo.
  • Yến mạch.
  • Cháo bột yến mạch.
  • Bắp.

Nhóm thực phẩm này đặc biệt quan trọng vì chứa nhiều protein, sắt và kẽm; vốn là các chất thường thiếu trong những thực phẩm đã nêu trên. Thực tế, thiếu sắt và kẽm là vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm ngay cả ở những nước phát triển.

Sản phẩm từ sữa tiệt trùng như sữa chua và pho mát có thể dùng được cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi.

Nên chọn loại sữa chua không đường cho con. Sữa bò hoặc sữa dê đã được tiệt trùng (nguyên chất béo) có thể dùng để trộn với thức ăn từ khoảng 6 tháng tuổi, nhưng không phải là thức uống cho đến khi trẻ được 12 tháng.

Về số lượng

Những lần ăn đầu tiên của trẻ không quan trọng số lượng. Ban đầu bạn có thể cho con ăn 1 – 2 muỗng một ngày, sau đó tăng lên 2 – 3 buổi ăn đặc và tăng dần lên 4 – 5 muỗng mỗi lần ăn.

Đối với trẻ ăn dặm BLW, ban đầu trẻ thường chơi với thức ăn thay vì thực sự ăn. Nhưng bạn không cần lo lắng, trẻ sẽ học được nhiều điều thú vị và mau chóng biết cách tự đưa thức ăn vào miệng.

Những thực phẩm không nên dùng

Thức ăn không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Mật ong. Có thể chứa vi khuẩn sinh độc tố botulinum gây liệt, cực kỳ nguy hiểm với trẻ. Ngoài ra, mật ong cũng rất ngọt gây sâu răng.
  • Muối, đường, nước thịt. Không nên thêm những gia vị này vào thức ăn cho trẻ. Thận của trẻ không đủ trưởng thành để thải muối và đường dễ gây sâu răng. Đường có nhiều trong các loại bánh và chocolate, muối có nhiều trong nước sốt, nước chấm.
  • Thực phẩm ít béo/ít calo. Trẻ em không cần giảm cân và eo nhỏ, chúng cần những thực phẩm chứa nhiều năng lượng. Lipid chính là chất dinh dưỡng sinh nhiều năng lượng cho sự phát triển của trẻ, do đó bạn nên chọn các thực phẩm nguyên béo.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ. Loại này dễ gây đầy bụng và ức chế hấp thu sắt, canxi.
  • Thức ăn đã qua chế biến, thức ăn nhanh chứa nhiều muối, bạn chỉ nên thỉnh thoảng dùng thực phẩm nấu sẵn.
  • Vị cay. Ớt và gừng có vị cay ảnh hưởng đến vị giác và khiến trẻ sợ ăn dặm. Tuy nhiên, vị cay từ nghệ, rau mùi, rau thơm có thể dùng để tăng mùi vị cho thức ăn.

Thức uống không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành không thích hợp cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thể dùng sữa bò nguyên béo để trộn với các thức ăn khác.
  • Trà và cà phê. Những loại thức uống này nghèo chất dinh dưỡng và ức chế hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết khác (trà ức chế hấp thu sắt).
  • Nước trái cây. Loại này chứa quá nhiều đường. Bạn không nên lẫn lộn giữa nước trái cây chế biến sẵn nhiều đường trong siêu thị, với nước ép trái cây nguyên chất bạn làm tại nhà (không cho thêm đường).

Thực phẩm thận trọng cho trẻ dưới 6 tháng

Trẻ dưới 6 tháng dễ bị ứng với một số thực phẩm. Điều này gây phát triển cơ địa dị ứng, khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý như chàm da, viêm mũi dị ứng và hen.

  • Thức ăn tinh bột có chứa gluten. Trẻ có thể dị ứng với chất này do đó bạn nên chọn các loại thực phẩm có bao bì ghi rõ không chứa gluten.
  • Một số thực phẩm giàu protein như nghêu, cá, trứng, hạt cũng khiến trẻ bị dị ứng.

Những thức ăn cần thận trọng ở trẻ dưới 6 tháng do nguy cơ gây dị ứng (Nguồn: A guide to weaning - NHS)

Trang web gợi ý cách chế biến

Start4life – Recipes and meal ideas (công thức và ý tưởng cho buổi ăn): đây là trang web đáng tin cậy từ Hệ thống Y tế Quốc gia Anh Quốc (NHS). Tại đây trình bày các món ăn thích hợp theo từng tháng tuổi kèm thời gian chế biến (https://www.nhs.uk/start4life/weaning/recipes-and-meal-ideas/).

Babyfoode.com: trang web này đầy những hình ảnh đẹp về món ăn. Đặc biệt, họ giới thiệu cả cách chế biến theo cách truyền thống và BLW (https://babyfoode.com/)