Cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh

Chọn mua bình sữa cho trẻ sơ sinh là một việc quan trọng và khó khăn, có quá nhiều sự lựa chọn. Bạn nên mua kích thước nào? chai nhựa hay thủy tinh? chọn loại núm vú nào? silicone hay latex? Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Key takeaways

  • Bạn nên mua loại bình kích thước lớn nếu nuôi trẻ bằng sữa công thức do lượng sữa sẽ tăng dần theo thời gian.
  • Núm vú chất liệu cao su mềm, thích hợp với em bé nhưng dễ bị biến dạng. Núm vú bằng silicone bền nhưng cứng hơn.
  • Nếu chỉ bú bình tạm thời, nên làm sao để bú bình giống bú mẹ hết sức có thể, bạn nên chọn loại núm vú rộng, tốc độ dòng sữa chậm.
  • Bình sữa bằng nhựa có thể chứa các chất độc, đặc biệt khi bị đun nóng.

Kích cỡ của bình sữa

Nếu trẻ bú sữa công thức, bạn sẽ cần tăng dần lượng sữa khi con lớn lên. Do đó bạn cũng cần thay bình sữa lớn hơn. Vì vậy, để không tốn quá nhiều tiền mua nhiều loại bình, bạn có thể chọn một loại bình kích thước lớn ngay từ đầu.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường cần khoảng 60 – 80ml sữa cho mỗi lần bú trong vài tuần đầu tiên, khoảng 100ml một lần bú trong tháng đầu tiên và khoảng 150 – 200ml mỗi lần bú khi trẻ được sáu tháng trở lên.

Nếu bạn vắt sữa mẹ vào bình cho con bú, trẻ sẽ cần bú một lượng ít hơn với tần suất thường xuyên hơn. Nhìn chung, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần 60 – 100ml/một lần bú, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 – 3 giờ (hoặc theo nhu cầu của trẻ).

Đọc thêm: Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu.

Đọc thêm: Trẻ mấy tháng bắt đầu ăn dặm là phù hợp.

Loại núm vú bình sữa

Có một số điều cần cân nhắc khi bạn mua núm vú bình sữa: hình dạng, chất liệu và dòng chảy.

Hình dạng

Núm vú bình sữa có nhiều hình dạng: đáy có thể thể hẹp hay rộng, hình vòm hoặc phẳng. Bạn nên chọn núm vú có đáy rộng để trẻ tập mở rộng miệng giống như khi bú mẹ.

Ngoài ra, con bạn cũng sẽ có sở thích về hình dạng núm vú và sở thích này có thể thay đổi khi trẻ lớn lên.

Chất liệu núm vú

Núm vú giả thường làm bằng latex (cao su) hoặc silicone. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm hoặc dị ứng với cao su, nhưng cao su dẻo hơn silicone (điều mà trẻ ưa thích). Ưu điểm của núm vú silicone là chúng bền và giữ được hình dạng như ban đầu.

Tốc độ dòng sữa

Núm vú cũng có nhiều tốc độ chảy khác nhau. Bạn có thể bắt đầu với dòng chảy chậm và tăng tốc độ khi con lớn lên. Làm sao bạn biết tốc độ chảy cần nhanh hơn? Đó là khi trẻ có vẻ thất vọng, không hài lòng, thoải mái sau khi bú.

Nếu trẻ chỉ bú bình tạm thời, bạn nên dùng dòng chảy chậm trong toàn bộ thời gian để giống như dòng sữa từ vú mẹ. Tránh trường hợp trẻ thích nghi với dòng chảy nhanh và không thích dòng sữa chậm khi được bú mẹ trở lại.

Chất liệu bình sữa nào là tốt nhất?

FDA (2012) đã khuyến cáo không nên sử dụng bình sữa trẻ em hoặc cốc làm bằng vật liệu có chứa BPA (bisphenol A). Chất này giúp bình sữa cứng chắc, giảm hao mòn và chống bám vi khuẩn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy BPA có thể gây rối loạn hệ nội tiết và nhiều nguy cơ tìm ẩn khác.

Một số mẹo giúp ích

  • Tránh chọn các loại bình sữa trong suốt, có dấu hiệu “tái chế – 7” hoặc PC ở đáy chai. Những loại này thường chứa BPA.
  • Nên sử dụng bình sữa không trong suốt (đục), thường được làm từ polyethylene hoặc polypropylene không chứa BPA.
  • Nên sử dụng bình sữa có dấu hiệu “tái chế – 2 hoặc 5”

Bình sữa làm từ nhựa

  • Ưu điểm: nhẹ, dễ mua, bền, ít nguy cơ vỡ (gây tổn thương).
  • Khuyết điểm: có thể chứa BPA, đun nóng có thể gây giải phóng các chất độc như BPA, polypropylene.

Lưu ý nguy cơ giải phóng các chất độc

  • Không luộc, hấp bình sữa bằng nhựa.
  • Không để bình vào lò vi sóng.
  • Không rửa bình bằng máy rửa chén
  • Bạn có thể làm nóng sữa riêng, sau đó mới cho vào bình sữa bằng nhựa, làm như vậy sẽ giảm nguy cơ giải phóng chất độc.

Bình sữa làm từ thuỷ tinh

  • Ưu điểm: không chứa các chất độc hại, dễ vệ sinh.
  • Khuyết điểm: dễ vỡ, nặng, khó mua.
  • Nhiều loại bình thuỷ tinh hiện nay có lớp nhựa bảo vệ bên ngoài.