Cách chuẩn bị hộp sơ cứu

Bạn đang có dự định chuẩn bị một bộ sơ cứu để trong nhà hoặc trong xe ô tô. Ý tưởng đó thật tốt! Bộ sơ cứu là rất cần thiết trong những tình huống khẩn cấp để bảo vệ sức khoẻ gia đình. Vậy bạn đã biết cách chuẩn bị chưa, hãy tham khảo một số gợi ý nhé.

Các loại giấy tờ quan trọng

Một số biểu mẫu, giấy tờ bạn nên để vào hộp sơ cứu:

  • Thông tin liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.
  • Dịch vụ cấp cứu.
  • Số điện thoại gia đình hoặc bạn bè.
  • Giấy chấp thuận y tế cho mỗi thành viên trong gia đình.
  • Các giấy khám sức khoẻ, tài liệu khám chữa bệnh cho từng thành viên trong gia đình.

Không ai muốn các trường hợp xấu sẽ xảy ra nhưng hãy nghĩ về nó. Bằng những hành động nhỏ ở trên, bạn đã chuẩn bị cho bản thân bình tĩnh để xử trí các tình huống cấp bách.

Băng dính

Băng dính rất cần thiết để xử lý các vết cắt nhỏ, vết xước và vết phồng rộp. Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ để phù hợp với các chấn thương khác nhau, vì vậy hãy dự trữ trong bộ dụng cụ của bạn càng nhiều càng tốt.

Hiện nay có nhiều loại băng dính với các đặc tính khác nhau như chống thấm nước, chứa chất kháng khuẩn, băng dính dạng lỏng chống thấm nước và đẩy nhanh tốc độ lành thương.

Thuốc mỡ kháng khuẩn

Có nhiều loại thuốc mỡ kháng khuẩn tại chỗ trên thị trường. Những loại thuốc này chứa các kháng sinh như bacitracin, neomycin hoặc polymyxin.

Bạn có thể bôi thuốc mỡ trực tiếp trước khi băng vết thương. Thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành thương.

Khăn sạch

Cách tốt nhất để làm sạch vết thương là bằng xà phòng và nước sạch. Nếu không có, bạn có thể dùng chất tẩy rửa sát trùng. Một cách khác nữa là dùng khăn lau vô trùng (loại khăn này đã được đóng gói trong điều kiện vô trùng) để làm sạch vết thương khi không có nước.

Găng tay

Găng tay rất quan trọng để bảo vệ người thực hiện sơ cứu và giữ sạch vết thương. Chúng cũng hữu ích để làm sạch khu vực bị đổ máu hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Một số người bị dị ứng với latex, để an toàn, hãy mang găng tay không làm từ cao su mà bằng nitrile hoặc neoprene.

Băng đàn hồi

Loại vải co giãn này có nhiều ứng dụng trong sơ cứu. Nó có thể quấn chặt vết thương để giúp giảm sưng, dùng như garô, giữ băng hoặc gạc tại chỗ. Nên dùng các loại băng thun có móc cài bằng kim loại.

Túi chườm lạnh

Nhiệt độ thấp có thể làm chậm lưu lượng máu, giúp giảm sưng sau khi bị bong gân hoặc va chạm. Lạnh cũng làm dịu ngứa do vết đốt của côn trùng.

Túi chườm lạnh ngay lập tức có thể đóng băng khi một chất bên trong được kích hoạt (thường bằng cách lắc hoặc bẻ cong). Giữ một vài túi trong bộ dụng cụ của bạn vì túi chườm lạnh tức thì chỉ có thể dùng một lần.

Kéo

Một chiếc kéo có rất nhiều công dụng, từ việc cắt miếng gạc theo kích cỡ cho đến việc cắt bớt quần áo để nhanh chóng tiếp cận vết thương. Bạn nên chọn một chiếc kéo y tế cong nhỏ, đầu cùn để giữ an toàn và dễ thao tác hơn.

Gạc y tế

Gạc y tế giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở. Làm sạch vết thương trước khi băng gạc, sau đó dùng băng dính để giữ cố định.

Kem trị côn trùng cắn

Côn trùng ở khắp mọi nơi, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn. Bạn có thể dùng kem hydrocortisone, thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da.

Bạn cũng nên chuẩn bị Epi-Pen (thuốc tiêm epinephrine) nếu ai đó trong gia đình bạn bị dị ứng với ong hoặc côn trùng khác. (Đọc thêm: Xử trí phản vệ ở trẻ em)

Kịp nhíp

Nhíp rất hữu ích để nhổ các mảnh vụn, gai, vết côn trùng đốt.