Cách nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ

Không đủ sữa cho con bú là nỗi lo chung của nhiều bà mẹ. Nếu cho con bú bình bạn có thể đo chính xác lượng sữa. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú trực tiếp, rất khó ước lượng trẻ đã bú được bao nhiêu ml sữa. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu trẻ đã nhận đủ sữa mẹ.

Key takeaways

  • Dấu hiệu đáng tin cậy nhất là trẻ tăng cân đều đặn.
  • Trẻ sơ sinh cần bú mỗi 2 – 3 tiếng, 8 – 12 lần/ngày.
  • Các dấu hiệu khác để biết trẻ bú đủ sữa là đi tiểu ướt nhiều hơn 6 – 8 tả/ngày, khi trẻ bú phát ra âm thanh to, bú xong trẻ thoả mãn và ngủ.

Trẻ sơ sinh tăng cân

Trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, trẻ sẽ giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể, đây là điều bình thường (hiện tượng sụt cân sinh lý). Sau vài ngày đầu tiên, trẻ sẽ bắt đầu tăng cân đều đặn, đây là dấu hiệu tốt nhất để xác nhận con đã nhận đủ dinh dưỡng.

Các dấu hiệu khác

  • Số lần. Trẻ sơ sinh cần bú 8 đến 12 lần mỗi ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
  • Tã ướt nước tiểu. Sau 5 ngày tuổi, trẻ phải có ít nhất 6 đến 8 tã ướt mỗi ngày. (Đọc thêm: Nước tiểu trẻ sơ sinh – Tất cả những gì bạn cần biết)
  • Âm thanh. Bạn nghe thấy tiếng con nuốt khi đang bú mẹ và bạn có thể nhìn thấy sữa trong miệng con.
  • Bầu vú. Sau khi cho con bú, vú của bạn mềm hơn và không còn căng như trước đó.
  • Con bạn có vẻ hài lòng và thỏa mãn sau khi bú và ngủ giữa các lần bú.

Trẻ tiêu phân su

Loại phân đầu tiên của trẻ được gọi là phân su. Nó đặc, dính, có màu đen hoặc xanh đậm. Ban đầu phân có màu vàng xanh, sau đó chuyển màu vàng nhạt khi bú mẹ. Trong vài tuần đầu tiên, trẻ nên đi tiêu hai lần trở lên mỗi ngày.

Sau một tháng tuổi, trẻ đi ị sau mỗi lần thay tã là chuyện bình thường. Một số trẻ khác đi tiêu vài ngày một lần hoặc thậm chí một tuần một lần cũng là điều bình thường. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu và rất dễ tiêu hóa, do đó sẽ không có nhiều phân.

Như vậy, số lần đi tiêu phân su không phải là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết trẻ đã nhận đủ sữa.

Giai đoạn tăng trưởng vượt bậc

Trong quá trình nuôi con, có một giai đoạn trẻ đột nhiên muốn bú mẹ thường xuyên. Nguyên nhân không phải do nguồn sữa mẹ có vấn đề mà do đây là giai đoạn bứt phá về tăng trưởng. Thông thường giai đoạn này rơi vào khoảng thời gian 10 ngày, 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng hoặc 6 tháng tuổi.

Trong giai đoạn tăng trưởng vượt bậc, trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Sự gia tăng về tần suất bú mẹ thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Nó cần thiết để kích thích cơ thể mẹ tạo ra nhiều sữa hơn, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ.

Tần suất bú mẹ và giấc ngủ

Trong 2 tháng đầu, trẻ cần bú mẹ mỗi 2 – 3 giờ và ngủ giữa các lần bú (bất kể ngày đêm). Sau 2 tháng, một số trẻ sẽ bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm và ít thức giấc đòi bú.

Tuy nhiên, mọi em bé đều khác nhau. Một số trẻ sẽ ngủ suốt đêm khi được ba tháng tuổi, trong khi đó một số khác lại không được như vậy. Do đó, việc trẻ ngủ ít vào ban đêm và thức giấc thường xuyên không có nghĩa con không bú đủ sữa mẹ.

Đọc thêm: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh – Bạn có hiểu đúng.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể không bú đủ sữa mẹ:

  • Trẻ trông rất buồn ngủ, li bì và không thức dậy khi đến cữ bú.
  • Nước tiểu đậm đặc; màu hồng đỏ, hoặc vàng sẫm.
  • Trẻ có ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày sau 5 ngày tuổi.
  • Trẻ có dấu hiệu đói ngay cả khi bú mẹ thường xuyên.