Cách quấn khăn cho bé – Tất cả những gì bạn cần biết

Quấn khăn là một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả để bạn vỗ về và giúp trẻ đi vào giấc ngủ. Bài viết trình bài tất cả những gì bạn có thể quan tâm, như cách quấn khăn cho bé? Việc này có lợi ích gì và có an toàn không? Bạn cần lưu ý những gì?

Key takeaways

  • Quấn khăn là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ.
  • Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa dù có được quấn khăn hay không.
  • Để không gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối, khi quấn khăn bạn nên để chân trẻ có thể thoải mái cong lại.
  • Khoảng cách giữa khăn và ngực trẻ nên đủ rộng để đặt vừa 3 ngón tay của bạn.

Quấn khăn cho bé là gì

Đây là một kỹ thuật đơn giản, trong đó bạn dùng một chiếc mền hoặc khăn lớn để quấn xung quanh người bé. Cách này khiến trẻ cảm thấy thân thuộc như môi trường bên trong tử cung của mẹ. Do đó, trẻ sẽ thấy dễ chịu, an toàn và được vỗ về. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết kỹ thuật quấn khăn nếu được thực hiện đúng sẽ là một cách hiệu quả để giúp trẻ ngừng khóc và dễ đi vào giấc ngủ.

Lợi ích của quấn khăn

  • Giúp trẻ giữ ấm khi ngủ.
  • Hạn chế các phản xạ bẩm sinh có thể khiến trẻ thức giấc.
  • Tạo cảm giác dễ chịu và an toàn.
  • Là cách để trấn an trẻ khi chúng bật khóc với các kích thích khó chịu.

Quấn khăn có gây hại không

Để hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), bạn cần để trẻ ngủ trên một mặt phẳng chắc chắn và trong tư thế nằm ngửa. Điều này càng cần được lưu ý khi bạn quấn khăn cho trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra quấn khăn có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Nguyên nhân do khăn quấn che mặt khiến trẻ thiếu oxy hoặc trẻ xoay tròn sang tư thế nằm nghiêng hoặc sấp.

Do đó, khi quấn khăn cho bé bạn cần theo dõi kỹ lưỡng; tránh để khăn che mặt và luôn đảm bảo trẻ ngủ trong tư thế ngửa.

Đọc thêm: Có nên cho trẻ nằm nôi – Các chuyên gia nói gì.

cách quấn khăn cho trẻ

Bạn nên đặt trẻ nằm ngủ trong tư thế ngửa, trên một mặt phẳng chắc chắn

Cách quấn khăn cho bé

Cách thực hiện

Loại khăn quấn

Khăn quấn có thể được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như cotton, cotton pha hoặc linen. Bạn chọn loại chất liệu nào cũng được nhưng nên ưu tiên các sản phẩm không quá dày để bé có thể thở và thoát nhiệt ra ngoài.

Quấn khăn vào lúc nào

Bạn có thể quấn khăn để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ (vào ban ngày hoặc ban đêm). Ngoài ra, quấn khăn cũng giúp bé bớt khóc khi gặp các kích thích khó chịu. Cuối cùng, cách này sẽ giúp bảo vệ và giữ ấm cho con khi bạn đưa trẻ ra ngoài.

Bao giờ thì ngừng quấn khăn

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên ngừng quấn khăn khi bé bắt đầu tập lăn, thường là vào khoảng tháng thứ 2. Lý do là để giảm nguy cơ SIDS như đã trình bày ở trên.

Tư thế tay của trẻ

Tay của trẻ nên xuôi dọc theo hai bên thân mình, không nên bắt chéo qua ngực hoặc đưa ra bên ngoài khăn quấn.

Những lưu ý an toàn

Bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn khi quấn khăn cho trẻ:

  • Luôn đặt trẻ nằm ngủ trong tư thế ngửa để hạn chế nguy cơ SIDS, bất kể trẻ có quấn khăn hay không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo không có gối, mền, thú nhồi bông bên trong nôi. Những vật dụng mền này có nguy cơ khiến trẻ bị ngạt thở.
  • Các chuyên gia cho biết quấn khăn khiến trẻ khó tự thức dậy. Đây cũng là một yếu tố góp phần vào SIDS. Do đó, hãy để ý đến con và đánh thức trẻ nếu giấc ngủ kéo dài hơn bình thường hoặc đã đến giờ cho bú.
  • Quấn khăn quá chặt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khớp hông. Các nghiên cứu cho biết quấn chặt chân của trẻ có thể gây trật hoặc thiểu sản khớp hông. Do đó, khi quấn khăn bạn nên để chân bé có thể thoải mái cong lại. Ngoài ra, hãy đảm bảo khoảng cách giữa ngực bé và khăn quấn rộng đủ để đưa 2 hoặc 3 ngón tay vào.
  • Hãy lưu ý đến nhiệt độ của con, đừng để trẻ quá nóng. Khi bạn thấy con vã mồ hôi, tóc ướt, má đỏ hây hoặc nổi ban. Đây chính là các dấu hiệu cho thấy trẻ đang quá nóng và cần nới lỏng khăn quấn.

Đọc thêm: Sốt ở trẻ sơ sinh – Những điều cần quan tâm để biết cách phân biệt giữa sốt thật sự với tăng thân nhiệt do quấn khăn nhé.