Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh chóng. Từ bập bẹ những từ đơn, bây giờ con đã có thể nói những câu ngắn, thích kể chuyện và học hát. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có tốc độ phát triển như nhau. Một số bé sẽ chậm nói hơn so với bạn bè và khiến cha mẹ lo lắng. Vậy bạn nên hiểu sao cho đúng và cần làm gì nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ

Để nói trẻ có đang gặp vấn đề về ngôn ngữ hay không, trước hết bạn cần hiểu về các cột mốc phát triển theo độ tuổi.

Từ 2 đến 3 tuổi

  • Biết nói những câu ngắn để giao tiếp với cha mẹ và bạn bè.
  • Thích hỏi và tò mò về mọi thứ.
  • Biết gọi tên các đồ vật, biết khoe cho cha mẹ xem những gì bé thích.

Từ 3 đến 4 tuổi

  • Hỏi những câu đơn giản như ai – cái gì – ở đâu – tại sao.
  • Nghe hiểu được các chương trình trên tivi.
  • Nói được câu ngắn với nhiều hơn 4 từ.
  • Nói dễ dàng và không bị lắp.

Từ 4 đến 5 tuổi

  • Trẻ biết lắng nghe khi bạn đang nói, biết giao tiếp theo lượt.
  • Đọc tên các chữ cái và số.
  • Nói được các câu với ngữ pháp phức tạp.
  • Giao tiếp dễ dàng với người lớn và bạn bè.
  • Kể chuyện hoặc nói về một chủ đề nhất định.
  • Nghe hiểu những gì được dạy ở lớp.

Bạn cũng cần hiểu rằng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra dần trong một khoảng thời gian hơn là chính xác vào một độ tuổi nhất định. Do đó, bạn không nên quá lo lắng nếu trẻ chậm nói so với dự kiến, hãy cho phép con có thời gian để phát triển.

Đọc thêm: Bao giờ trẻ bắt đầu nói.

Trên thực tế, có 10 – 20% trẻ 2 tuổi chậm nói so với các bạn đồng trang lứa, nhưng trẻ sẽ mau chóng bắt kịp vào năm 3 tuổi.

Trẻ nói được gì, nói ra sao

Bạn đã hiểu về các cột mốc phát triển ngôn ngữ, bây giờ chúng ta sẽ xem qua các ví dụ. Đầu tiên hãy để ý xem con nói được gì và cách con nói.

Một đứa trẻ đã lớn hơn 3 tuổi nhưng chỉ nói các từ đơn thay vì một câu hoàn chỉnh là dấu hiệu bất thường. Ví dụ, trẻ chỉ tay về chiếc xe và nói “xe – xe”, khi được 3 tuổi trẻ cần nói được một câu ngắn “con thích chiếc xe”.

Trẻ gặp vấn đề về thính lực thường bỏ qua hoặc phát âm sai chữ đầu tiên của từ. Ví dụ, trẻ nói lơ lớ “he” “xơm” “nủ” chứ không nói rõ “xe” “cơm” “ngủ”. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ giảm thính lực là tình trạng viêm tai giữa thường xuyên.

Rối loạn vận động các cơ miệng và lưỡi cũng khiến trẻ phát âm sai. Các bác sĩ có thể xác định con đang bị bất thường ở đâu trong khoang miệng và đề xuất cách trị liệu để cải thiện phát âm của con.

Cuối cùng, khi bị tự kỷ trẻ có thể nói được từ đơn nhưng không thể ghép được thành câu. Trẻ cũng dùng từ một cách kỳ lạ và sai hoàn cảnh. Dường như những từ trẻ nói ra có một ý nghĩa riêng chỉ mình con hiểu được.

Đọc thêm: Tập nói cho bé – Cha mẹ cần làm gì

Chậm phát triển ngôn ngữ

Khi trẻ chậm nói, bạn nên để ý đến các bất thường trong hành vi của con. Ví dụ, trẻ tự kỷ thường không thích chơi với bạn bè

Trẻ có hành vi kỳ lạ

Chậm phát triển ngôn ngữ còn biểu hiện qua hành vi, do đó bạn cần quan sát cách con hành xử. Sau đây là một số ví dụ cho thấy có gì đó bất thường:

  • Bạn nhận thấy con dễ chán nản hoặc nổi giận khi phải nói chuyện hoặc nghe hướng dẫn từ người khác.
  • Cách trẻ giao tiếp không giống với những đứa trẻ khác, hoặc giáo viên ở trường gặp khó khăn để hiểu trẻ nói gì.
  • Trẻ không có cùng hứng thú với bạn bè. Ví dụ, những đứa trẻ khác thích đồ chơi nhưng con bạn lại thích nhìn…kiến bò.
  • Trẻ không thích chơi với bạn bè và thích ở một mình.

Hãy chú ý nhiều hơn đến con nếu trẻ không nói mà chỉ biết nổi giận, đánh hoặc cắn bạn bè. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang rất khó khăn để giao tiếp bằng lời.

Bạn cần làm gì

Thông thường, tình trạng chậm nói của trẻ sẽ cải thiện dần theo thời gian với sự hỗ trợ của gia đình. Nhưng cũng có trường hợp bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Điều quan trọng nhất là bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho con, trò chuyện với con, đọc sách và khuyến khích con nói. Nếu bạn luôn đáp ứng mỗi khi trẻ ra hiệu, bạn đang làm mất đi cơ hội để con nói. Thay vào đó, hãy dừng lại và hỏi con để trẻ tìm nói đúng từ.

Các bệnh lý như giảm thích lực, chậm phát triển hoặc tự kỷ sẽ cần được bác sĩ đánh giá. Nếu bạn lo lắng hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Can thiệp từ sớm luôn là cách tốt nhất để con được phát triển bình thường.

Đọc thêm: Làm gì khi trẻ chậm nói – Phát hiện và can thiệp sớm.

Đọc thêm: Trẻ chậm nói bao giờ cần can thiệp