Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói
Giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu mà trẻ cần đạt được. Vậy làm sao để bạn biết con có phát triển ngôn ngữ đúng theo lứa tuổi của mình hay không, dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói là gì? Hãy cùng tham khảo một số thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nhé.
Đọc thêm: Phát triển bình thường ở trẻ 2 tuổi
Key takeaways
Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói:
- Trẻ 12 tháng mà không biết nói bi bô.
- Đạt 12 tháng mà không biết cách chỉ tay yêu cầu món đồ con muốn.
- Trẻ 16 tháng không thể nói từ đơn.
- Trẻ 24 tháng không thể nói cụm hai từ.
Trẻ cần gì để phát triển giao tiếp
Giao tiếp không chỉ là trò chuyện với nhau mà còn là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và thể hiện suy nghĩ của mình. Về cơ bản, để có thể giao tiếp tốt trẻ cần có những yếu tố như:
- Nghe được âm thanh, bao gồm cả lời nói.
- Vỏ não ngôn ngữ phát triển bình thường.
- Có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ.
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
Vậy làm sao để biết con có phát triển ngôn ngữ đúng theo lứa tuổi hay không? Bạn có thể làm được điều này bằng cách xác định khoảng tuổi của trẻ và chú ý xem con đã làm được gì. Sau đây là một số cột mốc phát triển mà trẻ sẽ đạt được vào từng độ tuổi.
Đọc thêm: Bao giờ trẻ bắt đầu nói.
Trước 1 tuổi
- Nghe hoặc ngoáy nhìn về hướng có âm thanh.
- Đáp ứng lại khi nghe gọi tên mình.
- Trẻ biết vẫy tay chào tạm biệt.
- Nhìn theo hướng mà bạn chỉ tay.
- Biết giao tiếp theo lượt. Trẻ lắng nghe khi bạn đang nói và bi bô đáp lời khi bạn ngừng nói.
- Nói được các từ đơn, baba, mama.
- Chỉ tay và bi bô ra hiệu về phía món đồ mà trẻ muốn.
- Trong đó hai ý cuối cùng là những dấu hiệu quan trọng.
Từ 1 đến 2 tuổi
- Trẻ có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản, 1 bước từ cha mẹ; ví dụ như “nhặt đồ chơi” “cầm chiếc bút chì”.
- Chỉ tay vào các bộ phận cơ thể khi được hỏi.
- Khoe món đồ chơi trẻ thích cho bạn xem.
- Chỉ tay và đọc tên một số đồ vật.
- Nói được 2 âm tiết.
- Học thêm các từ vựng mới, thường là 1 từ mới mỗi tuần.
2 tuổi
- Thực hiện được những yêu cầu phức tạp gồm nhiều bước từ cha mẹ, ví dụ “cầm món đồ chơi và để vào giỏ”.
- Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, khoảng 50 đến 100 từ.
- Nói được một cụm 2 từ như “ba ơi” “cái ghế”.
- Chỉ và nêu tên những nhân vật có trong tranh.
- Người lạ hiểu được trẻ nói gì.
Chỉ có tôi hiểu được con nói gì
Một số cha mẹ lo lắng khi những người xung quanh không hiểu trẻ nói gì. Khả năng người lạ hiểu được con nói gì cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Thông thường, số người lạ hiểu được trẻ nói gì sẽ thay đổi theo tuổi:
- 2 tuổi: ½ số người lạ hiểu trẻ nói gì.
- Con số này ở trẻ 3 tuổi là ¾.
- Và hầu hết mọi người hiểu trẻ nói gì khi con lớn hơn 3 tuổi.
Dấu hiệu trẻ chậm nói
Một cách đơn giản và dễ nhớ, bạn có thể nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thông qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ 12 tháng mà không biết nói bi bô.
- Đạt 12 tháng mà không biết cách chỉ tay yêu cầu món đồ con muốn.
- Trẻ 16 tháng không thể nói từ đơn.
- Trẻ 24 tháng không thể nói các cụm hai từ.
Khi có các dấu hiệu nêu trên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được đánh giá chuyên sâu, tìm nguyên nhân và có kế hoạch can thiệp kịp thời. (Đọc thêm: Trẻ chậm nói bao giờ cần can thiệp)
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý nếu con có các dấu hiệu sau:
- Không bi bô những tiếng đơn giản.
- Không mỉm cười đáp ứng lại khi được bạn yêu thương.
- Trẻ có vẻ không chú ý đến bạn.
- Con không biết sợ bất kỳ điều gì.
- Trẻ hành xử như thể đang chìm đắm trong một thế giới riêng. (Đọc thêm: Trẻ chậm nói có phải là dấu hiệu của bệnh tự kỷ)
- Không đáp ứng với một số loại âm thanh đặc biệt (ví dụ trẻ có thể đáp ứng với tiếng còi xe, mèo kêu nhưng không trả lời khi nghe gọi tên).
- Trẻ gặp khó khăn khi phải dùng ngôn ngữ để thể hiện mong muốn của mình.
- Trẻ tỏ ra thích thú với các đồ vật đặc biệt mà những đứa trẻ khác không chú ý đến.
Con đang gặp vấn đề gì
Hầu hết trường hợp trẻ gặp vấn đề giao tiếp là do chậm nói. Theo thống kê, cứ 5 trẻ thì có 1 bé học nói chậm hơn so số còn lại. Chậm nói đơn thuần chỉ là tạm thời. Để hỗ trợ con, bạn nên dành nhiều thời gian để chơi đùa, trò chuyện và kể truyện cho con nghe.
Ít gặp hơn, trẻ chậm nói là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm như mất thính lực, chậm phát triển tâm thần hoặc bệnh tự kỷ. Các rối loạn này cần được chẩn đoán sớm và có can thiệp kịp thời.
- Sự phát triển tâm thần – vận động ở trẻ em – Giáo trình nhi khoa – Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/language-delay.aspx?_ga=2.46658670.817812957.1635931932-739706550.1630223570&_gl=1*evcy3n*_ga*NzM5NzA2NTUwLjE2MzAyMjM1NzA.*_ga_FD9D3XZVQQ*MTYzNTkzMTkzMS4zLjAuMTYzNTkzMTkzMS4w