Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có tên tiếng Anh là Sudden infant death syndrome (SIDS). Đây là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ nhưng có thể phòng tránh được. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Key takeaways

  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) xảy ra đột ngột ở trẻ dưới 1 tuổi khoẻ mạnh và thường có liên quan đến giấc ngủ.
  • Để ngăn ngừa SIDS, bạn nên để trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa, trên một mặt phẳng chắc chắn.
  • Bạn nên ngủ chung phòng với con trong 6 tháng đầu, nhưng không nên nằm ngủ chung giường với trẻ.
  • Không nên đặt các đồ vật mềm như chăn, gối, thú nhồi bông trong nôi của trẻ.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là một thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ dưới 1 tuổi khoẻ mạnh tử vong một cách đột ngột, không đoán trước và không thể giải thích được. SIDS thường xảy ra trong lúc trẻ ngủ.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân và bé trai có nguy cơ cao hơn mắc SIDS.

Mỗi năm có khoảng 3400 trẻ tử vong một cách đột ngột ở Mỹ, con số này ở Anh là 200 trẻ. Những số liệu này có vẻ đáng báo lo, nhưng SIDS vẫn là một tình trạng hiếm gặp. Nguy cơ con tử vong do SIDS là rất thấp do đó bạn không nên quá lo lắng.

Nguyên nhân của SIDS

Nguyên nhân chính xác của SIDS đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà khoa học tin rằng hội chứng này là sự phối hợp giữa cơ địa của trẻ và các tác động từ môi trường.

Cơ địa dễ bị SIDS là sinh non thiếu tháng, nhẹ cân và giới tính nam. Các tác động xấu từ môi trường đã được biết đến là:

  • Để trẻ ngủ trên các bề mặt mềm như gối, đệm.
  • Trẻ bị che hoặc đè bởi các vật dụng mềm trong nôi như gấu nhồi bông, khăn, mền, gối.
  • Cha mẹ đặt con ngủ trong tư thế nằm sấp.
  • Trẻ bị quá nóng, tăng thân nhiệt.
  • Mẹ hút thuốc là trong thời gian mang thai.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Các nhà khoa học đã chứng minh có mối liên quan giữa việc trẻ ngủ chung cùng cha mẹ (co-sleeping) với SIDS.

Cách phòng tránh SIDS

Nguyên nhân và cơ chế chính xác của SIDS đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, sau đây một số cách mà bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ SIDS.

An toàn trong giấc ngủ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra một số khuyến cáo về an toàn giấc ngủ cho trẻ nhỏ.

Tốt nhất trẻ nên ngủ trong tư thế nằm ngửa hoàn toàn (không nghiêng bên, không nằm sấp).

  • Tư thế nằm ngửa giúp giảm nguy cơ SIDS. Suy nghĩ trẻ nằm ngửa dễ bị mắc nghẹn là không đúng. Khi trẻ đã đủ tuổi để lăn hoặc xoay, bạn không cần phải lo lắng về việc trẻ ngủ nằm sấp hay nghiêng bên.

Bạn không nên nằm ngủ chung giường với con. Bạn có thể ở chung phòng với con nhưng trẻ nên được ngủ trong nôi riêng.

Khi nằm chung giường với con, bạn có thể ngủ say và xoay người khiến trẻ bị che lấp hoặc nghẹt thở. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị kẹt ở khoảng giữa giường và tường hoặc rơi ra khỏi giường gây chấn thương.

Khuyến cáo đầu tiên về an toàn giấc ngủ từ AAP được đưa ra vào năm 1992. Sau 8 năm đưa vào áp dụng (2000), tổ chức này cho biết số trường hợp SIDS đã giảm 40%. Kết quả này cho thấy hiệu quả ấn tượng từ những biện pháp phòng tránh đơn giản.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ cần được nằm ngủ trong tư thế ngửa, trên một mặt phẳng chắc chắn

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Bạn không nên nằm ngủ chung giường với con, làm vậy gây tăng nguy cơ SIDS và ngạt thở

An toàn về môi trường ngủ

Báo cáo khoa học về SIDS mới nhất từ AAP (2011) đã bổ sung thêm nhiều khuyến cáo để phòng tránh SIDS:

Trong báo cáo này, AAP cũng chính thức khuyến cáo cho con bú mẹ là một cách để phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Các khuyến cáo khác

  • Khi để trẻ ngủ trong nôi, chân của trẻ nêm chạm vào phía cuối của nôi (feet to foot position).
  • Khăn quấn hoặc mền không nên cao hơn vai của trẻ. Không để đầu của trẻ bị che phủ. Bạn có thể cố định khăn hoặc mền dưới cánh tay của trẻ để khăn không thể trượt qua đầu.
  • Hãy ngủ chung phòng với con trong 6 tháng đầu.
  • Cha mẹ nên cho trẻ ngậm núm vú giả vào giờ ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra ngậm núm vú giả có liên quan đến giảm nguy cơ SIDS.
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Các thống kê khoa học chỉ ra các bệnh lý nhẹ, thường gặp vẫn có thể gây SIDS.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Phụ nữ mang thai nên được chăm sóc và khám thai định kỳ, tránh hút thuốc, rượu bia và các chất gây nghiện trong khi mang thai.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Khăn hoặc mền không nên cao quá vai của trẻ

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Núm vú giả được chứng minh giúp giảm nguy cơ SIDS