Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà bạn nên biết

Bên cạnh việc chọn loại thức ăn và thiết kế thực đơn cho con, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề bên lề. Những vấn đề này tuy không nổi bật nhưng góp phần quan trọng giúp việc ăn dặm hiệu quả hơn. Vậy những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm là gì? Cùng tìm hiểu các khuyến cáo từ WHO nhé!

Key takeaways

  • Bình sữa có núm vú giả là con đường lây nhiễm quan trọng ở trẻ, do đó cần hạn chế và vệ sinh kỹ.
  • Trẻ 6 tháng ăn thực phẩm mềm, xay nhuyễn; trẻ 8 tháng ăn được thức ăn cầm trên tay; trẻ 12 tháng ăn được thực phẩm như những thành viên khác trong gia đình.
  • Nên tập cho trẻ ăn thực phẩm đặc như những thành viên khác trong gia đình trước 10 tháng tuổi.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn có thể thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm bằng những cách đơn giản như:

  • Rửa tay cho người chăm sóc và trẻ nhỏ trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
  • Bảo quản thực phẩm một cách an toàn.
  • Ăn thực phẩm ngay sau khi nấu, tốt nhất là trong vòng 2 giờ, không để thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh.
  • Sử dụng dụng cụ sạch để chuẩn bị và ăn uống.
  • Tránh đựng sữa và các loại nước trong bình sữa có núm, những loại bình này khó làm sạch và dễ nhiễm khuẩn.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ phổ biến nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng, lúc trẻ bắt đầu ăn dặm. Chính quá trình chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hoá và gây tiêu chảy.

Bình sữa cho trẻ bú (loại có núm vú giả) là con đường lây nhiễm vi khuẩn quan trọng ở trẻ. Một khảo sát tại Peru cho thấy, 35% bình sữa có núm vú nhiễm khuẩn E.coli.

Lưu ý về độ đặc của thức ăn

Độ đặc cần phù hợp với lứa tuổi

Bạn cần chế biến thức ăn với độ đặc – mềm phù hợp sao cho trẻ có thể ăn được. Trẻ 6 tháng có thể ăn các loại thực phẩm nghiền nát, xay nhuyễn. Lúc 8 tháng, trẻ ăn được các loại thực phẩm cầm được trên tay. Trẻ 12 tháng có thể ăn các loại thực phẩm như những thành viên khác trong gia đình.

Tại sao cần phải quan tâm đến vấn đề này? Trẻ quá nhỏ chưa phát triển khả năng nhai và không có đủ răng, do đó thực phẩm không nên quá đặc. Khi trẻ lớn hơn, hệ thần kinh – cơ ở hàm phát triển và răng bắt đầu mọc, trẻ có thể nhai được thức ăn đặc hơn.

Không nên ăn thức ăn đặc quá trễ

Trẻ có thể ăn thực phẩm đặc như các thành viên khác trong gia đình trước 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn tiếp tục cho con ăn thực phẩm sệt.

Các nghiên cứu chỉ ra có một giai đoạn quan trọng để tập cho con ăn thực phẩm đặc, đó là không nên trễ hơn 10 tháng. Giới thiệu thức ăn đặc cho trẻ sau thời điểm này có thể khiến con mắc chứng khó ăn. Do đó, dù thực phẩm mềm giúp con dễ ăn và tiết kiệm thời gian, bạn vẫn nên tập cho trẻ ăn thức ăn đặc (như những thành viên khác trong gia đình) trước 12 tháng.

Tránh các loại thức uống nhanh

Đồ uống có giá trị dinh dưỡng thấp như trà, cà phê chứa các hợp chất làm cản trở sự hấp thụ sắt ở ruột. Trẻ nên tránh đồ uống có đường, loại này chứa nhiều năng lượng rỗng và làm giảm sự thèm ăn của trẻ với các thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì lý do này, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ nhỏ không nên uống quá 240 ml nước trái cây mỗi ngày.

Đọc thêm: Nhu cầu nước của trẻ.

Thức ăn dặm giàu chất dinh dưỡng

Các loại thực phẩm ăn dặm từ thực vật thường thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng như sắt, kẽm, canxi. Bạn có thể bù đắp khoảng bị thiếu bằng những cách như:

Tích cực cho trẻ ăn khi bị bệnh

Khi bị bệnh, cơ thể trẻ sẽ tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và chất dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Do đó, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.

Bạn có thể tích cực cho trẻ ăn như sau:

  • Tăng lượng nước uống khi trẻ ốm.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn.
  • Khuyến khích trẻ ăn. Nấu các thức ăn mềm, đa dạng, ngon miệng hoặc món mà trẻ yêu thích.
  • Sau khi khỏi bệnh, hãy khuyến khích trẻ ăn với lượng và tần suất nhiều hơn bình thường.
  • Bạn nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi khỏi bệnh.
  • Tích cực cho ăn, cho đến khi trẻ lấy lại cân nặng trước khi bệnh và tiếp tục tăng cân đều đặn sau đó.
  1. https://www.who.int/nutrition/publications/guiding_principles_compfeeding_breastfed.pdf
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148957/ – Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals.