Nuôi con bằng sữa công thức cho người mới bắt đầu

Cho trẻ dùng sữa công thức có nhiều điểm khác biệt so với bú mẹ. Với một tần suất đúng, cách cho bú phù hợp, chọn bình sữa an toàn; bạn sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi nuôi con bằng sữa công thức.

Bài viết dành cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoàn toàn. Bạn có thể tìm hiểu về cách cho trẻ bú mẹ tại đây!

Key takeaways

  • Trẻ sơ sinh cần được bú sữa công thức theo nhu cầu, bạn cần học cách nhận biết các dấu hiệu đói – no của trẻ.
  • Thông thường, trẻ sẽ bú mỗi 2 – 3 giờ, tức 8 – 12 lần mỗi ngày.
  • Dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho biết trẻ bú đủ sữa là tăng cân đều đặn.
  • Khi cho trẻ bú bình, bạn cần đặt trẻ nằm hơi nghiêng về sau, hỗ trợ đầu, bú với các khoảng nghỉ và đảm bảo nhìn thấy bong bóng trong bình sữa.

Nhận biết các dấu hiệu của trẻ

Làm thế nào tôi biết trẻ đang đói

Bạn sẽ sớm học được cách nhận biết lúc nào trẻ cần được bú sữa. Một số dấu hiệu sau sẽ gợi ý cho bạn.

  • Khi trẻ mới thức dậy và bắt đầu cử động, đây là thời điểm tốt để chuẩn bị sữa cho trẻ.
  • Trẻ di chuyển đầu qua lại.
  • Cuối cùng, trẻ sẽ kiếm thứ gì đó để bú, thường là ngón tay. Đây là lúc bạn cho trẻ bú.

Làm thế nào tôi biết trẻ đã bú đủ sữa

Đọc thêm: Cách nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ.

  • Trẻ tăng cân đều đặn là dấu hiệu đáng tin cậy nhất cho thấy trẻ đã nhận đủ chất dinh dưỡng.
  • Bạn có thể gặp bác sĩ để theo dõi cân nặng của trẻ vào các khoảng thời gian cố định: 8, 12, 16 tuần và lúc 1 năm tuổi. Bác sĩ sẽ lập biểu đồ tăng trưởng về cân nặng của con và cho bạn lời khuyên.
  • Trẻ bú đủ sữa sẽ có 6 – 8 tã ướt mỗi ngày, nước tiểu của trẻ có màu vàng nhạt hoặc trong.
  • Trẻ bú sữa công thức nên đi tiêu phân su ít nhất 1 lần/ngày.

Nuôi con bằng sữa công thức

Tất cả trẻ sơ sinh cần được cho bú theo nhu cầu. Điều này có nghĩa là bạn cần theo dõi trẻ để học cách nhận biết các dấu hiệu đói – no của con.

Thông thường, trẻ mới sinh chỉ bú một lượng ít sữa. Sau đó, từ tuần đầu tiên cho đến tháng thứ 6, phần lớn trẻ sẽ cần khoảng 150 – 200ml cho mỗi kg. Thể tích sữa cần thiết là khác nhau giữa các trẻ.

Ví dụ: một bé trai nặng 3kg lúc sinh sẽ cần khoảng 3 x 150ml tức 450ml sữa/một ngày.

Không nên cho trẻ bú quá nhiều trong một lần với mong muốn trẻ sẽ không đòi bú thường xuyên. Cho trẻ bú quá nhiều sữa có thể khiến trẻ thừa cân và mắc bệnh

Thời gian dùng sữa công thức

Ngày đầu tiên

  • Bụng trẻ sơ sinh rất nhỏ nên không cần nhiều sữa công thức cho một lần bú.
  • Bạn có thể bắt đầu với 30 đến 60ml sữa mỗi lần, sau mỗi 2 đến 3 giờ trong những ngày đầu.
  • Hầu hết trẻ bú sữa công thức 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Cho bú nhiều hơn nếu trẻ có dấu hiệu đói.
  • Khi trẻ lớn lên, bụng cũng phát triển theo. Trẻ có thể uống nhiều sữa công thức hơn trong mỗi cữ bú và thời gian giữa các cữ sẽ kéo dài hơn.

Các tuần đầu đến tháng thứ 6

  • Trong vài tuần đầu tiên, thời gian giữa các lần bú sẽ dài hơn — khoảng 3 đến 4 giờ (6 đến 8 lần bú một ngày).
  • Bạn có thể cần phải đánh thức trẻ để cho bú; thử vỗ về, vuốt ve, cởi quần áo hoặc thay tã để đánh thức trẻ.

6 đến 12 tháng

  • Từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Lượng sữa công thức trẻ cần mỗi ngày bắt đầu giảm. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này cần bú 5 đến 6 lần trong 24 giờ.
  • Tiếp tục cho bú khi trẻ có dấu hiệu đói. Ngoài ra, bạn cần cho bú nhiều hơn lúc trẻ bị bệnh.

12 đến 24 tháng

Cách cho trẻ bú sữa công thức

Khi cho con bú, bạn nên nhìn vào mắt trẻ và trò chuyện nhỏ nhẹ, điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương

Bạn nên để trẻ nằm trong tư thế hơi nghiêng về sau (không nằm ngửa trên giường), với đầu được hỗ trợ thoải mái.

  • Cho trẻ bú trong tư thế nằm có thể gây nghẹt thở hoặc hít sặc sữa vào phổi. Ngoài ra, sữa sẽ chảy về phía sau họng đến vị trí vòi nhĩ gây viêm tai giữa.
  • Nếu đầu nghiêng sang bên hoặc ngửa về sau quá nhiều sẽ khiến trẻ khó nuốt sữa.
  • Trẻ ngủ trong lúc bú sẽ khiến đường sữa đọng lại trong miệng và gây sâu răng.
  • Cuối cùng, bạn luôn nhớ rằng cho con bú là cơ hội để yêu thương chứ không chỉ đơn giản là giờ cho ăn.

Cầm bình sữa và nâng cao nhẹ, đủ để trẻ nhận được sữa chứ không phải không khí trong bình.

  • Trẻ nuốt quá nhiều không khí trong bình gây đầy hơi và trào ngược.

Cọ núm vú vào môi của trẻ, điều này kích thích trẻ mở miệng và đưa lưỡi ra ngoài, lúc này bạn cho núm vú vào miệng trẻ.

  • Đây là phản một phản xạ mở miệng tự nhiên ở trẻ sơ sinh.

Khi cho trẻ bú, bạn nên nhìn thấy bọt nổi lên trong sữa. Nếu không thấy, bạn có thể xử trí bằng cách di chuyển nhẹ đầu núm vú qua lại bên trong miệng trẻ.

  • Nếu thiếu không khí dòng sữa sẽ không chảy từ trong bình vào miệng trẻ.

Bạn cũng nên tạo các khoảng ngưng thường xuyên để trẻ nghỉ ngơi và phát tín hiệu cho biết trẻ có muốn bú tiếp hay không.

Các vấn đề khác

Chọn bình sữa và núm vú

Đọc thêm: Cách chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh.

Bạn nên chọn các bình sữa không trong suốt, có dấu hiệu tái chế 2 hoặc 5. Những loại này thường được làm từ chất liệu không chứa BPA (bisphenol A) gây độc. Cần hạn chế bình sữa trong suốt, có dấu hiệu tái chế 7, những loại này thường chứa BPA.

Bạn có thể chọn núm vú làm từ cao su (latex) hoặc silicone, cả hai loại đều có ưu và khuyết điểm riêng. Bạn cũng nên thử qua nhiều loại núm vú khác nhau để tìm ra loại phù hợp với con (trẻ thực sự có sở thích riêng về núm vú).

Một điểm cần lưu tâm khác là tốc độ dòng chảy của núm vú. Tốc độ quá nhanh khiến trẻ khó nuốt sữa và điều hoà nhịp thở. Tốc độ chậm làm trẻ không bú đủ sữa và đòi bú thường xuyên. Bạn có thể ước lượng bằng cách dốc ngược bình sữa và đếm. Tốc độ phù hợp là 1 giọt mỗi giây.

Cần làm gì nếu trẻ táo bón

Một số nghiên cứu chỉ ra phân cứng có liên quan đến các thành phần đặc biệt trong sữa. Do đó, nếu trẻ không hết táo bón, bạn có thể thử đổi sang nhãn hiệu sữa khác.

Không có bằng chứng khoa học cho thấy có thể giảm táo bón bằng cách bổ sung nước cho trẻ đã đủ nước.

Đọc thêm: Trẻ bú sữa công thức bị táo bón – Nguyên nhân và xử trí

nuôi con bằng sữa công thức