Phân của trẻ sơ sinh – Hướng dẫn đầy đủ cho cha mẹ

Trong những tháng đầu đời, đi tiêu là một trong những hoạt động chính yếu của trẻ nhỏ. Vậy bạn đã hiểu rõ về phân của trẻ sơ sinh chưa, phân cứng hay mềm, màu sắc ra sao là bình thường? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Key takeaways

  • Hầu hết trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đi tiêu phân su lần đầu trong vòng 48 giờ sau sinh. Chậm tiêu phân su là dấu hiệu bất thường.
  • Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu thường xuyên, thậm chí ngay sau mỗi lần bú.
  • Trẻ có thể vài ngày mới đi tiêu một lần và điều này là hoàn toàn bình thường.
  • Phân của trẻ sơ sinh thường lỏng sệt, ít khi đóng khuôn hoặc phân cứng.
  • Hãy quan sát tính chất phân của trẻ khi bình thường, để có cơ sở đối chiếu khi bất thường.

Tại sao bạn cần quan tâm đến phân của trẻ sơ sinh

Những tháng đầu đời là thời gian trẻ phát triển nhanh chóng về thể chất và trí não, hoạt động này cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hoá là nơi hấp thu và chọn lọc dưỡng chất; do đó có thể nói tiêu hoá là nền tảng cho mọi hoạt động khác của cơ thể.

Vậy làm sao chúng ta biết “cái bụng” của trẻ có hoạt động tốt hay không? Đánh giá hai hoạt động sau sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Trẻ em đi tiêu không giống như người lớn. Đường ruột chưa phát triển hoàn thiện và chế độ ăn chủ yếu là sữa khiến cách đi tiêu của bé có nhiều điểm đặc biệt.

Trên thực tế

Trẻ đi ị quá nhiều lần hoặc quá ít, phân lỏng nước hoặc khô cứng là những nguyên nhân thường gặp khiến cha mẹ đưa con đi khám bệnh (1). Cả gia đình và bác sĩ đều có thể bối rối với câu hỏi “trẻ đi tiêu như vậy có bình thường không?”. Hiểu đúng về hoạt động đi tiêu của trẻ giúp cha mẹ giảm lo lắng, tránh nhập viện điều trị hoặc thay đổi chế độ ăn một cách không cần thiết.

Trẻ đi tiêu lần đầu vào lúc nào

Phân của trẻ sơ sinh có tên là phân su. Phân có màu xanh đen, lỏng dính và có mùi đặc trưng. Hầu hết trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đi tiêu phân su trong vòng 48 giờ tuổi đầu tiên (2).

Thời điểm đi tiêu lần đầu tiên của trẻ có thể không ấn tượng với cha mẹ nhưng rất quan trọng với bác sĩ. Trẻ đi tiêu phân su lần đầu sau 48 giờ là dấu hiệu của bệnh Hirschsprung. Bệnh lý khiến phân khó đi qua ruột già để tống ra ngoài.

Do đó, hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu con có các dấu hiệu như:

phân của trẻ sơ sinh

Phân su thường có màu xanh - đen, nhớt dính và có mùi đặc trưng

Điều gì ảnh hưởng đến hoạt động đi tiêu của bé

Số lần đi tiêu và tính chất phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những yếu tố chính sau:

Trẻ đi tiêu bao nhiêu lần một ngày

Đối với trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi khoẻ mạnh, số lần đi tiêu một ngày thông thường được thể hiện trong bảng sau (3) (4):

phân của trẻ sơ sinh

Bạn có thể nhận thấy hai điểm đặc biệt ở bảng trên:

  • Trong những tháng tuổi đầu, trẻ bú mẹ có số lần đi tiêu nhiều hơn so với dùng sữa công thức. Càng lớn lên, sự khác biệt này càng giảm.
  • Trẻ có thể không đi tiêu lần nào trong một ngày, và điều này hoàn toàn bình thường.

Vài ngày trẻ mới đi tiêu một lần có bất thường không?

Câu trả lời là không. Theo WHO, khoảng cách giữa hai lần đi tiêu lớn hơn hoặc bằng 3 ngày được gọi là đi tiêu không thường xuyên. Tình trạng này khá thường gặp ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu đã chỉ ra (4) (5).

  • Trẻ bú mẹ thường gặp tình trạng này hơn trẻ dùng sữa công thức.
  • Thường bắt đầu từ 5 tuần tuổi trở đi.
  • Nhiều trẻ cả tuần mới đi tiêu một lần.
  • Tuy nhiên, trẻ vẫn khoẻ mạnh, không chậm phát triển và không có bất thường hệ tiêu hoá.

Do đó, nếu con chỉ đi tiêu không thường xuyên đơn thuần mà không có các bất thường nào khác (xem lại mục chậm tiêu phân su), bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Trẻ đi tiêu quá nhiều lần trong một ngày có bất thường không?

Câu trả lời là tuỳ thuộc vào tần suất đi tiêu hàng ngày của bé. Để dễ nhớ, số lần đi tiêu nhiều nhất có thể là ị ngay sau mỗi lần bú sữa. Nếu vượt quá số lần này hoặc vượt quá tần suất thông thường, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nhé.

Phân của trẻ sơ sinh thường mềm hay cứng?

Tính chất phân của trẻ sơ sinh được phân loại theo hệ thống sau:

phân của trẻ sơ sinh

Phân loại hình dạng phân Bristol dành cho trẻ em

Trẻ bú mẹ thường có phân mềm và lỏng hơn trẻ dùng sữa công thức. Nhìn chung, trẻ từ 0 đến 3 tháng thường có kiểu phân loại 3, 4.

Các kiểu phân loại 1, 2, 5 ít gặp hơn. Chỉ mỗi hình dạng phân là không đủ để kết luận bất thường. Cần có nhiều biểu hiện cùng lúc để nói trẻ đang tiêu chảy hay táo bón.

Lượng phân mỗi lần đi tiêu

Lượng phân đi tiêu thường gặp nhất là kiểu 3, tiếp đến là kiểu 4 và 2 (3).

phân của trẻ sơ sinh

Nguồn: The defecation pattern of healthy term infants up to the age of 3 months (3)

Bạn cần làm gì nếu thấy bất thường

Một nguyên tắc dễ nhớ cho cha mẹ là: bất thường là khi vượt ra ngoài các biểu hiện bình thường.

Như vậy, bạn cần biết hoạt động tiêu bình thường của con. Hãy dành thời gian để trả lời các câu hỏi sau nhé:

  • Trẻ đi tiêu bao nhiêu lần/ngày?
  • Hoặc bao nhiêu ngày đi tiêu một lần?
  • Phân thường mềm hay cứng, thử đối chiếu với phân loại ở trên?
  • Phân thường có màu gì?
  • Nếu được hãy chụp ảnh phân lúc bình thường.

Thói quen đi tiêu hằng ngày của bé rất quan trọng với bác sĩ, họ sẽ chẩn đoán bé táo bón hay tiêu chảy dựa trên những thông tin này.

Các dấu hiệu sau là đáng lo và bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay:

  • Số lần, lượng phân nhiều hơn và phân loãng hơn so với mọi ngày.
  • Trẻ tiêu chảy kèm các dấu hiệu như đòi uống nước liên tục, khóc không có nước mắt, vẻ đừ hoặc rất quấy.
  • Trẻ táo bón kèm chướng bụng, thường ọc ói, phải bơm đít mới đi tiêu được.
  • Trong phân có máu.

Đọc thêm: Hướng dẫn đọc hiểu ý nghĩa màu phân của trẻ.

  1. NICE (National Institute for Health and Clinical Excellence). Acute diarrhoea with or without vomiting in the under 5s. 2007 – https://www.nice.org.uk/guidance/cg84
  2. Comparison of Breast- and Formula-Fed Normal Newborns in Time to First Stool and Urine – https://www.nature.com/articles/7210997
  3. The defecation pattern of healthy term infants up to the age of 3 months – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22522220/
  4. The bowel movement characteristics of exclusively breastfed and exclusively formula fed infants differ during the first three months of life – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30402945/
  5. The bowel habit of milk-fed infants – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3397847/