Rối loạn tăng động giảm chú ý – dễ hiểu cho cha mẹ

Con của bạn rất năng động và có vẻ kém tập trung khi thực hiện yêu cầu của người lớn. Bạn đang lo lắng con bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Vậy đây là bệnh gì, có nguyên nhân và biểu hiện ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tăng động giảm chú ý – hay còn gọi là ADHD là một rối loạn về phát triển tâm thần vận động ở trẻ em. Bệnh khiến trẻ kém tập trung, khó kiểm soát hành vi và năng động quá mức.

Thuật ngữ: Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder) – ADHD

Dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý

Kém chú ý tất nhiên rất thường gặp ở trẻ em. Chắc chắn bạn đã từng bất lực khi con không chú tâm làm việc hoặc nghe giáo viên nhận xét trẻ không tập trung trên lớp.

Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh ADHD còn gặp nhiều vấn đề khác ngoài mất tập trung như:

  • Con mơ mộng rất nhiều.
  • Hay quên các đồ vật.
  • Thường loi nhoi, không chịu ngồi yên.
  • Nói rất nhiều.
  • Thường mắc các lỗi sai do bất cẩn.
  • Không kiểm soát được ham muốn của bản thân.
  • Khó tham gia vào các hoạt động chỉ cần ít kiên nhẫn như xếp hàng và giao tiếp với người khác.

ADHD thường được phát hiện khi trẻ được 3 – 7 tuổi, tuy nhiên một số khác bị bỏ sót và chỉ được chẩn đoán vào tuổi trưởng thành. Sự quan tâm của gia đình đến trẻ là rất quan trọng để phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm.

Đọc thêm: Trẻ kém tập trung – lành tính hay bệnh lý

Phân loại tăng động giảm chú ý

Không phải tất cả trẻ bị ADHD đều có biểu hiện giống nhau. Con có thể thuộc một trong số ba nhóm sau:

Thể giảm chú ý

Các biểu hiện của trẻ thuộc nhóm này là:

  • Gặp khó khăn khi thực hiện các yêu cầu gồm nhiều bước. Ví dụ trẻ không thể tuân theo các chỉ dẫn của giáo viên và cha mẹ.
  • Không thể nhớ một đoạn hội thoại có nhiều chi tiết.
  • Dễ bị sao nhãn khỏi công việc.
  • Thường hay quên các chi tiết đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.

Thể tăng động

Trẻ tăng động có nhiều đặc điểm dễ nhận biết như:

  • Loi nhoi, hoạt động rất nhiều. Chạy, nhảy, leo trèo liên tục không ngớt.
  • Không thể ngồi yên trong những hoàn cảnh cần phải như vậy, ví dụ như trong buổi ăn hoặc lúc làm bài tập.
  • Thường gây phiền phức cho người khác, táy máy tay chân hoặc nói không đúng lúc.
  • Gặp khó khăn khi phải chờ đợi đến lượt.
  • Trẻ thuộc thể này cũng thường gặp tai nạn lặt vặt.

Thể phối hợp

Đây là khi con có biểu hiện của cả hai nhóm trên.

Tại sao trẻ mắc bệnh ADHD

Hiện nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng đây là một bệnh do nhiều yếu tố góp phần gây nên:

  • Yếu tố di truyền.
  • Tổn thương ở não.
  • Tiếp xúc với các chất độc (ví dụ như chì) trong giai đoạn mang thai và niên thiếu.
  • Mẹ hút thuốc và lạm dụng rượu khi mang thai.
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân.

Và đặc biệt hơn, các nghiên cứu đã khẳng định bệnh ADHD không có liên quan đến các vấn đề như:

  • Ăn quá nhiều đường.
  • Xem ti vi quá nhiều.
  • Cha mẹ nuôi dạy con sai cách.
  • Gia đình không hạnh phúc hoặc điều kiện kinh tế khó khăn.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào

Hiện nay, không có bất kỳ một xét nghiệm nào có thể chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh ADHD. Ngoài ra, nhiều bệnh khác cũng có biểu hiện gần giống như vậy:

Do đó, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Những việc mà bác sĩ sẽ làm để xác định bệnh cho con là:

Đọc thêm: Không phải tất cả trẻ mất tập trung đều là ADHD