- Điều trị táo bón kéo dài cần phối hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống.
- Khi táo bón kéo dài, thành ruột bị teo và liệt. Do đó, sẽ cần thời gian để cơ thành ruột hoạt động bình thường trở lại.
- Nếu chỉ dùng thuốc mà không thay đổi lối sống, táo bón sẽ tái phát khi trẻ ngừng uống thuốc.
Táo bón cần thời gian để điều trị
Toàn bộ quá trình khiến trẻ táo bón diễn ra như sau:
- Trẻ có thói quen nín giữ phân do đau khi đi tiêu, chế ăn độ ăn ít chất xơ, đi bô sai cách hoặc áp lực tâm lý.
- Trẻ càng nín giữ, phân càng ứ đọng trong ruột và làm căng thành ruột.
- Áp lực lớn và kéo dài từ khối phân khiến cơ thành ruột teo và liệt, không cử động.
- Cơ thành ruột không cử động làm phân không đi xuống được gây táo bón.
- (Đọc thêm: Tại sao trẻ bị táo bón – Bạn đã hiểu đúng chưa).
Vậy để giải quyết táo bón chúng ta cần phải làm gì? Đó là lấy khối phân siêu to trong ruột ra và tập cho cơ thành ruột hoạt động trở lại.
Bạn có thể lấy khối phân ra nhanh chóng bằng cách uống thuốc (đường miệng hoặc bơm hậu môn). Nhưng để cơ thành ruột hoạt động trở lại sẽ cần nhiều ngày đến nhiều tháng.
Ngoài ra, bạn cần dành thời gian để thay đổi lối sống của trẻ. Ví dụ, cho trẻ ăn nhiều rau xanh hơn, tập cho trẻ đi bô đúng cách hoặc tâm sự với con để giải quyết các áp lực tâm lý.
Nếu nóng vội cho qua, táo bón sẽ tái phát khi con ngừng uống thuốc. Hãy kiên nhẫn, từng bước một, phối hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Chỉ dùng thuốc là không đủ
Thuốc sẽ giải quyết được vấn đề ngay trước mắt, giúp bạn yên tâm khi trẻ đi tiêu được. Nhưng về lâu dài, chỉ dùng thuốc là không đủ.
Khi không dùng thuốc, chính chuyển động của thành ruột giúp đẩy phân xuống dưới. Để thành ruột hoạt động tốt, trẻ cần có thói quen đi tiêu lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ.
Trẻ bị táo bón phải làm sao
Bước đầu tiên là xác định trẻ thật sự táo bón và tìm kiếm các dấu hiệu nguy hiểm. Nếu trẻ táo bón kèm các dấu hiệu này, hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
(Đọc thêm: Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ và dấu hiệu nguy hiểm)
Tiếp đến là đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc nhuận tràng. Tự ý dùng thuốc có thể khiến trẻ gặp các tác dụng phụ như:
- Thuốc đường uống: trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy nhiều gây mất nước và làm mọi chuyện phức tạp hơn.
- Thuốc bơm hậu môn: lạm dụng thuốc bơm sẽ khiến trẻ mất phản xạ đi tiêu.
Cuối cùng là phối hợp song song thuốc nhuận tràng và thay đổi lối sống của con:
- Thuốc nhuận tràng giúp tháo khối phân lớn ra ngoài, giúp phân mềm dễ đi hơn trong những lần sau.
- Thay đổi lối sống giúp cơ thành ruột hoạt động trở lại và tạo thói quen đi tiêu lành mạnh.
Bài viết theo chủ đề
Sau đây là các bài viết giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng thuốc và thay đổi lối sống cho trẻ:
- Tabbers MM, DiLorenzo C, Berger MY, et al. Evaluation and treatment of functional constipation in infants and children: evidence-based recommendations from ESPGHAN and NASPGHAN. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2014; 58:258.
- Loening-Baucke V. Chronic constipation in children. Gastroenterology 1993; 105:1557.