Trẻ chậm nói có phải là dấu hiệu của bệnh tự kỷ không

Bạn đã từng nghe về tự kỷ và cũng biết rằng chậm nói là một trong số các biểu hiện bệnh. Chẳng may, trẻ bị chậm nói và bạn rất lo lắng không biết con có mắc tự kỷ hay không. Vậy làm thế nào để phân biệt tự kỷ và chậm nói đơn thuần. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Key takeaways

  • Trẻ tự kỷ có thể chậm nói, nhưng chỉ chậm nói thì không đồng nghĩa với tự kỷ.
  • Trẻ thiếu hụt khao khát được gắn kết xã hội với mọi người xung quanh.
  • Khi mắc bệnh, bé vẫn có thể nói được các từ đơn nhưng không thể ghép thành câu.
  • Đặc biệt, trẻ không biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Không thích chơi với người khác và dường như có một thế giới của riêng mình.

Tự kỷ là gì

Tự kỷ là một căn bệnh có rất nhiều triệu chứng, trong đó trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, rối loạn ngôn ngữ và có các hành vi bất thường. Do đó, bé sẽ rất khó hoà nhập với cộng động và cần nhiều hỗ trợ từ gia đình.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sớm nhất trước năm 2 – 3 tuổi, ví dụ như:

  • Trẻ không bập bẹ để nói chuyện với bạn.
  • Con không hiểu những yêu cầu đơn giản như “đưa mẹ cuốn sách” “chỉ mẹ xem đâu là con chó”.
  • Hiếm khi chỉ tay và khoe bạn xem đồ vật mà con quan tâm yêu thích.
  • Trẻ không phản hồi khi được gọi tên.
  • Trẻ không mỉm cười với những người thân quen.

Các dấu hiệu nêu trên cũng thường gặp ở trẻ chậm nói do những nguyên nhân khác. Vậy làm sao để phân biệt được tự kỷ và chậm nói đơn thuần?

Tại sao trẻ tự kỷ chậm nói

Trong quá trình phát triển, trẻ nhanh chóng hiểu được rằng giao tiếp chính là cách để có được điều con muốn. Ngay từ rất sớm, trẻ đã biết giao tiếp bằng mắt, kéo áo mẹ, bi bô, chỉ tay hoặc khóc to để thu hút sự chú ý của mọi người.

Theo thời gian, kỹ năng giao tiếp của con ngày càng phát triển thông qua các hoạt động như:

  • Học cách bắt chước hành vi của người lớn một cách tự nhiên.
  • Dành thời gian quan sát mọi người xung quanh.
  • Tập tính xã hội ngày càng củng cố khi trẻ cảm thấy chán và cô đơn khi ở một mình.
  • Trẻ được động viên khi cha mẹ mỉm cười yêu thương mỗi khi con nói.

Tất cả những điều này đều nhằm một mục đích duy nhất: gia tăng tính xã hội cho trẻ. Tuy nhiên, ở trẻ tự kỷ các quá trình kể trên không xảy ra:

  • Trẻ hiếm khi bắt chước người khác.
  • Con không cảm thấy hứng thú với các mối quan hệ xã hội mà thích dành thời gian ở một mình.
  • Không cảm thấy cô đơn khi ở một mình, trẻ dường như đang chìm đắm trong thế giới riêng.

Như vậy, trẻ không có khao khát được gắn kết xã hội như một người bình thường. Sự thiếu vắng các liên kết này sẽ khiến trẻ chậm nói.

Đọc thêm: Bao giờ trẻ bắt đầu nói.

Trẻ chậm nói do tự kỷ có gì khác biệt

Hãy cùng xem qua hai trường hợp sau:

Bé An không nói gì dù đã được 2 tuổi. Tuy nhiên, An vẫn biết cách bi bô hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với mọi người xung quanh. Bé biết chỉ tay, kéo áo mẹ hoặc khóc to khi đòi một món đồ nào đó. Ngoài ra, em rất thích chơi với anh trai và cảm thấy buồn khi ở một mình.

Bé Nam cũng không nói dù đã được 3 tuổi. Khác với An, Nam nói được vài từ đơn một cách rõ ràng nhưng lại không dùng chúng để giao tiếp. Thay vào đó, bé lặp lại các từ này liên tục (không với mục đích gì). Nam không biết cách dùng ngôn ngữ cơ thể để thu hút sự chú ý của mọi người.

Bạn có nhận ra điều gì khác biệt không?

An có sự liên kết xã hội với mọi người xung quanh. Một số nguyên nhân khiến An chậm nói là:

Mặc dù Nam có thể nói được vài từ nhưng bé không có các kết nối xã hội, khả năng cao em đang mắc bệnh tự kỷ.

Dấu hiệu chậm nói do bệnh tự kỷ

Ngoài vấn đề chậm nói, trẻ tự kỷ có thể có các biểu hiện khác:

  • Cha mẹ không thể thu hút sự chú ý của trẻ, dù đã gọi tên hoặc thử nhiều cách khác.
  • Trẻ không biết chỉ tay hoặc khoe các đồ vật mà con thích.
  • Bập bẹ được các từ đơn lúc 1 năm tuổi nhưng từ đó không phát triển ngôn ngữ thêm.
  • Chỉ nói một số từ nhất định và lặp lại nhiều lần (không mục đích), nói được từ đơn nhưng không thể ghép thành câu.
  • Dùng từ một cách kỳ lạ, không phù hợp hoàn cảnh và dường như có ý nghĩa riêng.

Lời kết

Trẻ tự kỷ có thể chậm nói, nhưng chỉ chậm nói thì không đồng nghĩa với tự kỷ. Do đó, nếu con của bạn đang bị chậm nói, hãy để ý xem trẻ có biết cách giao tiếp (không bằng lời) với mọi người xung quanh. Trẻ có thích thú với các mối quan hệ xã hội hay không? Cuối cùng, nhận biết sớm trẻ chậm nói và biết cách xử trí phù hợp là điều quan trọng nhất.