Trẻ chậm phát triển – dễ hiểu cho cha mẹ

Con của bạn đang chậm tiến bộ hơn so với những trẻ khác. Bạn băn khoăn không biết nên đánh giá con như thế nào và các bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán trẻ chậm phát triển? Hãy cùng tham khảo bài viết để có câu trả lời nhé.

Key takeaways

  • Có 5 lĩnh vực phát triển chính: vận động thô, vận động tinh, giao tiếp, kỹ năng xã hội và kỹ năng thích nghi.
  • Sự phát triển của trẻ được đánh giá qua các cột mốc.
  • Trẻ chậm phát triển nếu không đạt được các cột mốc ở một trong số 5 lĩnh vực trên.
  • Không phải tất cả trẻ em đều có tốc độ phát triển giống nhau.

Đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ

Bạn đang cần một phương pháp đánh giá toàn diện sự phát triển của con, các bác sĩ đã có câu trả lời cho bạn. Họ tạo ra một “lăng kính” để quan sát trẻ với 5 lĩnh vực (1):

Theo dõi trẻ qua 5 nhóm lĩnh vực trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ về con, hơn là chỉ chú ý đến một vài kỹ năng thường được mọi người đề cập như đi được, nói được.

Các cột mốc phát triển

Bạn đã biết về 5 lĩnh vực thiết yếu, bước tiếp theo là hiểu về các cột mốc phát triển (developmental milestone).

Ở mỗi lĩnh vực, trẻ sẽ đạt được các kỹ năng theo mức độ khó tăng dần vào những độ tuổi cụ thể, lấy vận động thô làm ví dụ:

  • Trẻ 9 tháng biết tự ngồi.
  • Trẻ 12 tháng biết vịn và lần đi.
  • Trẻ 24 tháng có thể đi và chạy vững.

Các sự kiện này giống nhau ở hầu hết trẻ bình thường và có thể dự đoán được, chúng được gọi là các cột mốc phát triển.

Ngược lại, trẻ chậm phát triển thường không đạt được những cột mốc theo dự kiến. Ví dụ, trẻ đã 24 tháng nhưng không thể tự ngồi vững được coi là chậm phát triển vận động thô.

Các dạng rối loạn phát triển

Bằng cách theo dõi và đánh giá các cột mốc phát triển, bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh của con:

  • Chậm phát triển (developmental delay): trẻ không đạt được các cột mốc đúng như dự kiến, đúng vào mốc tuổi thông thường.
  • Không phát triển (developmental disability): trẻ sẽ không bao giờ đạt được các cột mốc thông thường. Ngược lại, trẻ chậm phát triển có thể bắt kịp tốc độ nếu được hỗ trợ đúng.
  • Chậm phát triển ở một lĩnh vực: ví dụ trẻ chậm biết đi nhưng vẫn nói giỏi, biết tạo mối quan hệ với mọi người.
  • Chậm phát triển nhiều lĩnh vực: trẻ chậm biết đi, chậm nói và không biết mỉm cười với cha mẹ.
  • Thoái lùi phát triển: trẻ đang phát triển bình thường trong thời gian đầu nhưng chậm tiến bộ dần về sau.

Các bác sĩ sẽ làm gì

Bất kỳ lúc nào bạn lo lắng về sự phát triển của con, hãy đưa trẻ đi khám. Với chuyên môn của mình, các bác sĩ sẽ:

Hỏi bệnh và thăm khám trẻ, từ đó xác định con có chậm phát triển hay không, chậm ở lĩnh vực nào và dạng rối loạn là gì. Hơn hết, họ sẽ giúp bạn đưa ra kết luận:

  • Trẻ phát triển hoàn toàn bình thường.
  • Trẻ chỉ chậm nhẹ và cần theo dõi thêm.
  • Hay trẻ chậm phát triển nặng và cần can thiệp sớm.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây chậm phát triển. Cuối cùng, họ sẽ thảo luận cùng cha mẹ về hướng điều trị và hỗ trợ sắp đến cho trẻ.

Bạn có thể tìm hiểu về phát triển của trẻ ở từng lứa tuổi tại đây nhé!