Trẻ kém tập trung – lành tính hay bệnh lý
Bạn nhận thấy con thường không chú tâm vào việc cần làm, cô giáo phản hồi trẻ kém tập trung trên lớp. Bạn lo lắng không biết trẻ có đang mắc bệnh gì hay không và chưa biết phải xử trí như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết để có câu trả lời nhé.
Key takeaways
- Trẻ kém tập trung thường do các nguyên nhân lành tính, chỉ một số ít thực sự mắc bệnh.
- Bạn có thể yên tâm phần nào nếu con chỉ có một vài biểu hiện bất thường. Hoặc trẻ kém tập trung do không hứng thú với học tập.
- Hãy hỗ trợ con bằng những việc đơn giản như xây dựng thói quen thức ngủ hợp lý, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hạn chế tiếp xúc với màng hình điện tử.
Làm sao tôi biết trẻ kém tập trung
Trẻ kém tập trung thường có các biểu hiện sau, đặc biệt là những trẻ thực sự mắc một bệnh nào đó:
- Dễ dàng bị sao nhãn khỏi việc đang làm.
- Khó nghe hiểu và làm theo hướng dẫn của người lớn.
- Không hoàn thành được các nhiệm vụ ở nhà và lớp học.
- Gặp khó khăn trong việc sắp xếp và tổ chức cuộc sống, trẻ thường quên trước quên sau và làm thất lạc đồ vật.
Về mặt hành vi trẻ thường:
- Có các hành động kỳ lạ như: không ngồi yên, thường táy máy tay chân, nói nhiều, nói không đúng lúc, dễ tấn công người khác.
- Có vẻ vụng về khi chạy nhảy.
- Tập viết chậm hơn các bạn cùng tuổi.
Rất khó để kết luận trẻ có thực sự gặp vấn đề với việc tập trung hay không vì trẻ con thường năng động và chỉ làm những việc chúng thích. Những điều sau sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn:
Trẻ kém tập trung có vẻ là một bất thường khi
- Càng có nhiều biểu hiện nêu trên càng cho thấy trẻ thực sự gặp vấn đề với việc tập trung.
- Việc kém tập trung xuất hiện trước, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Ngược lại, bạn có thể yên tâm phần nào khi
- Nếu trẻ chỉ có một vài dấu hiệu nêu trên và bình thường ở những phương diện khác.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc học, khó tiếp thu bài trên lớp. Điều này khiến con ít hứng thú và kém tập trung trong những lần học sau.
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém tập trung
Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh cũng có các căn nguyên lành tính khiến trẻ kém tập trung. Hãy chú ý những trường hợp sau đây trước nhé:
- Thiếu ngủ, không có giờ giấc thức ngủ điều độ.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ ăn quá nhiều đường.
- Thời gian tiếp xúc với màng hình tivi, điện thoại kéo dài; đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Gia đình không hoà thuận, cha mẹ ly dị, ít quan tâm đến con cái.
- Trẻ không hứng thú với học tập.
Sau khi đã loại trừ các trường hợp lành tính, bạn có thể quan tâm đến những nguyên nhân do bệnh thường gặp sau:
- Thiếu sắt.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý.
Đọc thêm: Tăng động ở trẻ em có phải là một bệnh
Bạn cần làm gì khi trẻ kém tập trung
Những hành động dễ thực hiện
Việc đầu tiên cần làm là đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Trẻ nhỏ trong lứa tuổi đi học cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Con cần lên giường vào lúc 7 – 9 giờ tối và thức giấc vào 6 – 8 giờ sáng. Khi được 12 tuổi, trẻ sẽ cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày.
Đọc thêm: Tạo thói quen giấc ngủ cho con – Mách bạn các phương pháp.
Việc tiếp theo là đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ. Hãy cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm và hạn chế đường.
Đọc thêm: Bổ sung vitamin bằng thức ăn hay thuốc
Cuối cùng, hãy hạn chế thời gian tiếp xúc với màng hình điện tử:
- Màn hình điện tử có thể là tivi, máy tính, laptop, điện thoại và máy tính bảng.
- Đối với trẻ nhỏ, hãy thông báo với con rằng trẻ sẽ chỉ được dùng điện thoại vào hai ngày cuối tuần.
- Với trẻ lớn trong độ tuổi đi học, khuyến cáo thời gian dùng điện thoại là 2 tiếng một ngày.
Bao giờ cần đến gặp bác sĩ
Bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Trẻ có nhiều biểu hiện của việc mất tập trung (đã đề cập ở trên).
- Việc mất tập trung xuất hiện trước, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Trẻ kém tập trung đi kèm với các dấu hiệu chậm phát triển tâm thần – vận động (con chậm nói, chưa biết đi, kém giao tiếp xã hội).
- Hoặc bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy không yên tâm.
Đọc thêm: Trẻ chậm nói – chỉ thoáng qua hay một bất thường thực sự
Đọc thêm: Trẻ chậm nói có phải là dấu hiệu của bệnh tự kỷ không
Hỗ trợ cho con tại lớp học
Bạn có thể thảo luận với giáo viên để con nhận được hỗ trợ tốt nhất. Những việc đơn giản có thể làm là:
- Để trẻ ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong lớp, ngồi gần những đứa trẻ yên lặng, ít quậy phá.
- Giao tiếp bằng mắt với con trước khi yêu cần con làm gì đó.
- Cho con những hướng dẫn đơn giản, ít chi tiết; và tăng dần mức độ phức tạp theo thời gian.
- Yêu cầu trẻ viết ra những gì cần làm để tăng cường trí nhớ.
- Để trẻ có thời gian nghỉ ngơi giữa các giờ học.
- Hãy động viên trẻ khi con làm đúng. Bạn cần nhớ rằng la mắng không phải là cách tốt nếu trẻ thực sự mắc bệnh gây giảm tập trung.
- https://blogs.rch.org.au/drmargie/2015/10/21/why-cant-my-child-concentrate-at-school/#:~:text=a%20lack%20of%20sleep%20or,parents%20or%20a%20family%20trauma
- https://www.psychiatry.org/patients-families/specific-learning-disorder/what-is-specific-learning-disorder
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/symptoms-causes/syc-20350889
- https://www.aafp.org/afp/2014/1001/p456.html