Trẻ mấy tháng ăn dặm là phù hợp? – Hiểu đúng, bắt đầu đúng

Thời điểm bắt đầu ăn dặm rất quan trọng. Nếu quá sớm sẽ gây tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong tương lai. Nếu bạn bắt đầu muộn, trẻ có thể không nhận đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Để trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm là phù hợp, hãy cùng tham khảo các khuyến cáo từ WHO và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nhé!

Key takeaways

  • Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất là từ tháng thứ 6, không sớm hơn tháng thứ 4.
  • Bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức trong 6 tháng đầu.
  • Ăn dặm sớm có thể gây tăng nguy cơ béo phì. Bú mẹ trong 6 tháng đầu giúp giảm nguy cơ đái tháo đường típ 2 khi trẻ lớn lên.

Nuôi con bằng sữa mẹ đến lúc nào?

WHO và AAP khuyến cáo bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (hoặc sữa công thức ) đến tháng thứ 6. Nhưng tại sao lại như vậy?

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Về phía trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của trẻ khỏi nhiễm khuẩn và thúc đẩy phát triển vận động. Về phía người mẹ, việc này giúp giảm cân và kéo dài thời kỳ vô kinh (trong nhiều trường hợp, đây là một lợi ích).

Nuôi con bằng sữa mẹ không gây hại

Trẻ có thể phát triển hoàn toàn bình thường chỉ với nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Một số ít trường hợp, sữa mẹ cung cấp không đủ các chất dinh dưỡng vi lượng, bác sĩ sẽ khuyên bạn bổ sung thêm sữa công thức.

Nguồn dinh dưỡng sắt

  • Sữa mẹ có nồng độ sắt thấp. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và nhiều biến chứng khác.
  • Nếu trẻ sinh đủ tháng, đủ cân và mẹ được bổ sung sắt lúc mang thai; thì nguy cơ thiếu sắt là rất thấp.
  • Nếu trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân hoặc mẹ không bổ sung đủ sắt lúc mang thai; thì nguy cơ thiếu sắt có thể cao.
  • Trường hợp như vậy, trẻ có thể uống sắt bổ sung mà không cần ăn dặm.

Nguồn dinh dưỡng kẽm và vitamin

  • Tương tự như sắt, trẻ có thể thiếu kẽm và vitamin nếu sinh nhẹ cân, thiếu tháng hoặc người mẹ không nhận đủ dinh dưỡng trong lúc mang thai và cho con bú.
  • Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy thiếu kẽm khiến trẻ chậm phát triển. Ngoài ra, trẻ có thể bổ sung kẽm và vitamin D bằng thuốc uống mà không cần phải ăn dặm.

Như vậy, nuôi con bằng sữa mẹ (hoặc sữa công thức) hoàn toàn trong 6 tháng đầu mang lại nhiều lợi ích, ít nguy hại. Do đó, trẻ nhỏ hơn 6 tháng có thể phát triển tốt mà không cần ăn dặm.

Trẻ mấy tháng ăn dặm

Cho con bú thật sự rất vất vả, điều này khiến cha mẹ muốn cho con ăn dặm sớm. Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng bú sữa mẹ quá lâu là biểu hiện của một đứa trẻ yếu kém.

Tuy nhiên, hãy tham khảo các phát hiện khoa học sau, điều này có thể khiến bạn muốn kéo dài thời gian bú mẹ của con:

  • Ăn dặm trước tháng thứ 4 đi kèm với nguy cơ trẻ thừa cân, béo phì lúc lớn lên.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu, nguy cơ béo phì càng thấp.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu giúp giảm 40% nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 lúc lớn.
  • Ngoài ra, ở những vùng có vệ sinh kém, trì hoãn ăn dặm đến tháng thứ 6 giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột (như tiêu chảy) do thức ăn dặm nhiễm khuẩn.

Tại sao trẻ cần ăn dặm

Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ ngày càng năng động khám phá thế giới bên ngoài. Nguồn năng lượng cung cấp từ sữa mẹ là không đủ cho các hoạt động của trẻ.

Trẻ 6 tháng ăn được những gì

Từ tháng thứ 6, sữa mẹ bắt đầu không cung cấp đủ năng lượng

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng bắt đầu không đáp ứng đủ.

Trẻ 6 tháng ăn được những gì

Kết luận

Như vậy, thời điểm để bắt đầu cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất là từ tháng thứ 6. Nếu bạn muốn cho con ăn dặm sớm hơn, không nên trước tháng thứ 4. Hy vọng sau bài viết, bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “mấy tháng ăn dặm” một cách rõ ràng và khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho con.