Xử trí say nắng ở trẻ em đúng cách

Chơi đùa ngoài trời là cách để trẻ khám phá thế giới. Tuy nhiên, nắng nóng có thể khiến cơ thể con mất nước, tăng thân nhiệt và say nắng. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách xử trí say nắng ở trẻ em và các biện pháp phòng tránh.

Bệnh cảnh

Ngoài say nắng, có nhiều bệnh gây nên bởi nhiệt độ môi trường tăng cao. Theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần:

  • Cháy nắng (heat rash).
  • Ngất do nắng (heat syncope).
  • Say nóng (heat exhaustion).
  • Say nắng (heat stroke).

Biểu hiện bệnh

Cháy nắng

  • Bề mặt da tiếp xúc với ánh nắng nổi các mụn nước thành cụm.
  • Thường ở cổ, ngực, cánh tay.
  • Da ửng đỏ rồi bong tróc sau đó.

Ngất do nắng

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Cảm giác nhẹ đầu.
  • Ngất (người bệnh đột ngột ngã nằm xuống đất từ tư thế đứng hoặc ngồi).

Say nóng

  • Da: vã mồ hôi nhiều, ấm.
  • Thân thể:
    • Chóng mặt
    • Yếu tay chân.
    • Buồn nôn, nôn ói.
    • Đau đầu.
    • Tăng thân nhiệt.
  • Tri giác:
    • Vẫn tỉnh nhưng đừ.
  • Nhịp thở: bình thường.

Say nắng

  • Da: vã mồ hôi rất nhiều hoặc da khô nóng.
  • Thân thể:
    • Co giật.
    • Cực kỳ đau đầu.
  • Tri giác:
    • Lơ mơ, lú lẫn, hôn mê.
  • Nhịp thở:
    • Nhanh, nông.
  • Tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tại sao có những tình trạng này? Thân nhiệt được điều hoà để giữ ổn định ở mức 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể có cách để hạ nhiệt như vã mồ hôi, kích thích cảm giác khát và tìm đến nơi thoáng mát.

Tuy nhiên, trong say nắng, nhiệt độ môi trường tăng quá cao và các cơ chế điều hoà là không đủ. Kết quả là thân nhiệt gia tăng theo, thường lớn hơn 40 độ C và gây tổn thương nội tạng.

Xử trí bệnh cảnh nhẹ

Cháy nắng

  • Khi thời tiết nóng bức, hãy mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng.
  • Tắm bằng nước mát, sau đó để da tự khô thay vì lau bằng khăn.
  • Sử dụng gạc mát để làm dịu da bị ngứa.
  • Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có nền dầu vì có thể làm tắc lỗ chân lông.

Ngất do nắng

  • Để trẻ nằm (không dựng trẻ dậy).
  • Đưa trẻ đến nơi thoáng mát.
  • Uống nước hoặc nước trái cây chậm.

Xử trí bệnh cảnh nặng

Xử trí chung

  • Gọi người hỗ trợ.
  • Đưa trẻ đến nơi thoáng mát.
  • Để trẻ nằm ngửa, hơi nâng cao chân.
  • Nới lỏng quần áo.
  • Không lau khô da.

Xử trí say nóng

  • Tưới nước lên thân người bằng bình xịt phun sương hoặc vòi nước tưới cây.
  • Quạt mát cho trẻ.
  • Nếu trẻ tỉnh táo, cho trẻ uống nước mát.
  • Nếu trẻ nôn, nghiêng trẻ sang bên để tránh hít sặc.

Xử trí say nắng

  • Đây là tình huống cấp cứu, đe doạ tính mạng!
  • Ngâm trẻ trong bồn nước mát.
  • Tưới nước lên thân người.
  • Đặt khăn mát, đá viên lên cổ, nách, bẹn để hạ nhiệt.
  • Tạo luồng thông khí trong phòng.
  • Nếu trẻ tỉnh táo, cho trẻ uống nước mát.
  • Nếu trẻ nôn, nghiêng trẻ sang bên để tránh hít sặc.
  • Lưu ý: Cho trẻ uống nước thể thao bù khoáng đẳng trương để bù lại muối khoáng mất qua mồ hôi. Không pha muối hoặc nước nấu ăn cho trẻ uống, điều này sẽ làm tình trạng xấu hơn.

Phòng tránh say nắng

Phần lớn các trường hợp say nắng xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt như người lao động, binh lính phải làm việc ngoài trời nắng. Tuy nhiên, trẻ em vẫn có thể bị say nắng khi chơi đùa lâu ngoài trời, tham gia hoạt động mạnh và đặc biệt là bị bỏ quên trong xe ô tô.

Nhiệt độ bên trong xe ô tô nhanh chóng tăng lên khi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Trẻ em có thể bị say nắng bên trong xe ô tô ngay cả khi cửa mở.

Sau đây là một số mẹo phòng tránh bạn có thể áp dụng:

  • Dạy trẻ uống nhiều nước khi hoạt động dưới trời nắng – ngay cả khi trẻ không khát nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
  • Không cho trẻ tham gia các hoạt động nặng, kéo dài nhiều giờ dưới trời nắng.
  • Dạy trẻ trở vào nhà, tìm nơi thoáng mát ngay khi cảm thấy quá nóng hoặc chóng mặt.